QUỸ B’LAO
QUỸ XÃ HỘI PHI LỢI NHUẬN
CỔ ĐÔNG CỐT YẾU CỦA TẬP ĐOÀN FINANCIÈRE B'LAO

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TRỌN ĐỜI

QUỸ B’LAO NỖ LỰC TRIỂN KHAI : E.S.A.P.E

1. Phương tiện chung: E nghĩa là Tiếng Anh (English)

Trong một thế giới đang trở thành một ngôi làng hợp nhất này, việc thành thạo tiếng Anh, như là Ngôn ngữ quốc tế, tài sản chung của mọi công dân trên toàn cầu, là tối cần thiết. 

Thành thạo tiếng Anh là để thu nhận được và cập nhật liên tục kiến thức – thông tin, thứ vốn dĩ thay đổi nhanh chóng, để trao đổi và xây dựng, khắp nơi trong thế giới – ngôi làng này. 

Nói ngắn gọn, thành thạo tiếng Anh là để giao tiếp, tiến về người khác, phá hàng rào: đó chính là PHƯƠNG TIỆN CHUNG của đào tạo trọn đời. 

Ngôn ngữ này là một sinh ngữ; do đó được phong phú thêm mỗi ngày, xúc tác với sự đa dạng của các phương thức tư duy, của phong cách sống; sinh ngữ quốc tế này sẽ phải được truyền đạt từ những năm đầu của trường Mầm non. 

Một cách sống động, ưu tiên ý nghĩa tổng quát, trong bối cảnh thực tế, để huấn luyện khả năng nối kết – thông hiệp – và sống tập thể. Tránh nhồi nhét, quá sớm, về phương diện ngữ pháp – cú pháp, sẽ phát triển tuần tự sau bậc Mầm non. 

Đào tạo ngôn ngữ quốc tế này quan trọng và liên tục trong suốt quá trình Đào tạo tiên khởi và Đào tạo thường trực. 

Đào tạo này không thể ảnh hưởng đến đào tạo tiếng mẹ đẻ, trong suốt quá trình đào tạo trọn đời. Tiếng mẹ đẻ, chuyển tải đặc tính tư duy của một nước – bản sắc của nước đó – là ƯU TIÊN. Học tiếng mẹ đẻ, không ngừng nghỉ, từ khi còn thơ ấu, góp phần xác định bản sắc mỗi người. 

Đào tạo tiếng mẹ đẻ - LÀ ƯU TIÊN – và đào tạo tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế, là tiến về người khác mà vẫn luôn là chính mình.

Quỹ B’Lao phát triển toàn bộ nỗ lực này với các công ty trực thuộc, dấn thân vào Đào tạo trọn đời.

Methodology 01

Methodology 02

2. Phương pháp: P nghĩa là Thực hành (Practice)

Đây cũng là một nỗ lực thường nhật được triển khai bởi Quỹ B’Lao. 

Nỗ lực đó ưu tiên thực hành hơn lý thuyết, trong việc truyền đạt – đào tạo – giáo dục những kiến thức – kỹ năng – kỹ năng nghề nghiệp và chính trong đó, các giá trị cốt lõi, luôn được nhắc lại, không bao giờ bỏ quên, qua kinh nghiệm thực tiễn.

Ưu tiên thực tiễn mà nội dung vẫn toàn vẹn:

  • Ngay từ trường Mầm non, phương pháp Montessori, với những cải tiến thường trực, triển khai thực hành.
  • Trong suốt các giai đoạn tiếp theo của Đào tạo tiên khởi, quá trình Học nghề, được mở rộng dần đến mọi nghề nghiệp, tiếp tục triển khai thực hành.
  • Trong Đào tạo thường trực, việc ưu tiên các «trải nghiệm thực tiễn» duy trì không ngừng nỗ lực này.

MethodologyĐào tạo tiên khởi – Trường Mầm non: trong một lớp học Montessori

MethodologyĐào tạo tiên khởi – Trường Mầm non: Thực hành tuân thủ luật giao thông

MethodologyĐào tạo tiên khởi – Trường Mầm non: Thực hành trong vườn rau

MethodologyĐào tạo tiên khởi – Trường Mầm non: giờ vui chơi

3. Các phương tiện truyền đạt – nhắc nhở không ngừng của các giá trị cốt lõi: S nghĩa là Thể thao (Sport) – A nghĩa là Nghệ thuật (Art)

Trong các công ty trực thuộc, Quỹ B’Lao phát triển các hoạt động Thể thao (trong đó có võ thuật) và Nghệ thuật (có Âm nhạc – Ca hát – Khiêu vũ) là những phương tiện chủ yếu để truyền đạt không ngừng các giá trị cốt lõi của Quỹ. 

Phát triển này bắt đầu từ thời thơ ấu, tiếp diễn trong giai đoạn Đào tạo tiên khởi, nơi mà đào tạo thể thao và nghệ thuật được phát triển đến mức độ cao nhất, chưa từng đạt được, kiên định tiếp nối đến Đào tạo thường trực trong các công ty trực thuộc Quỹ. 

Tập đoàn Financière B'Lao tổ chức, trong khung cảnh đó, các Giải thi đấu Thể thao hàng năm của tập đoàn, với nhiều môn thể thao đa dạng, mở rộng đến các công ty đối tác và các Trường Đại học, dạy nghề liên kết với Tập đoàn, trong khuôn khổ một chương trình huấn luyện thường trực (về Thể thao – trong đó có Bóng đá và Võ thuật). 

Tập đoàn dự kiến từ năm 2018 sẽ kết nạp các cựu Vận động viên Quốc tế, những đại diện xuất sắc về từng môn thể thao, có các giá trị cốt lõi của Tập đoàn, vào trong bộ phận Đào tạo Thể thao, ngay trong Tập đoàn, và dần dần mở rộng đến các công ty đối tác – các Trường Đại học, dạy nghề liên kết với Tập đoàn. 

Thật vậy, đối với một em nhỏ, một thiếu niên, thậm chí đối với một người đã trưởng thành, để truyền đạt ý nghĩa của sự cố gắng, tập luyện để vượt qua chính bản thân mình, rèn luyện tinh thần đồng đội và sự chia sẻ, thì có phương pháp nào cụ thể hơn là qua các hoạt động thể thao? 

Tập đoàn cũng tổ chức trong các nhà máy của mình các Nhà Văn hóa (Âm nhạc – Ca hát – Khiêu vũ) để đào tạo các bộ môn nghệ thuật. 

Trong thực tế, có gì nối con người lại gần nhau hơn một cách nhanh chóng và tự nhiên, có gì « phá hàng rào » hơn, vừa yêu cầu những quy tắc mà khai phóng sáng tạo hơn Âm nhạc – Ca hát – và Khiêu vũ?

MethodologyĐào tạo tiên khởi – Trường Mầm non: Hồ bơi

Methodology

Hội Thao Thường Niên Tập đoàn - Hội Thao năm 2018 tại Huế

MethodologyĐào tạo thường trực – Scavi Huế: Nhà Văn Hóa

Methodology
Đào tạo tiên khởi – Trường Mầm non: Học vỡ lòng về âm nhạc

4. E for Evaluation

  • Ở bậc Mầm non : Quỹ B’Lao phát triển một hệ thống mục tiêu – đánh giá thực hiện mục tiêu, theo chuẩn mực quốc tế, được tăng cường bởi hệ thống mục tiêu – đánh giá thực hiện, về Giá trị của Tập đoàn.
  • Ở bậc Dạy nghề - Đào tạo thường trực : ECE (English Connexion Education – Đào tạo nối kết với tiếng Anh)

Cả ở bậc này, Quỹ B’Lao cũng phát triển, qua nối kết giữa các công ty trực thuộc Quỹ và các Trường, một hệ thống mục tiêu – đánh giá thực hiện mục tiêu, theo chuẩn mực quốc tế, cũng được tăng cường bởi hệ thống mục tiêu – đánh giá thực hiện, về Giá trị của Tập đoàn

DẤN THÂN CỦA QUỸ B’LAO VÀO ĐÀO TẠO TRỌN ĐỜI LÀ MỘT THÍ ĐIỂM KHỞI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH QUYỀN.

Khai phóng một chuyển động kiến tạo, nối kết có hệ thống các doanh nghiệp và cơ quan công quyền, nhằm đặt để đào tạo trọn đời, và các giá trị cốt lõi mà đào tạo này có sứ mệnh truyền đạt, vào trái tim của nỗ lực tập thể. 

Chuyển động nối kết khởi đầu từ chính giữa các doanh nghiệp, liên kết chặt chẽ với hệ thống đào tạo của các vùng miền trong đó các doanh nghiệp hoạt động. 
Quỹ B’Lao huy động đóng góp và tầm nhìn trong viễn tượng dài hạn. 

Ý chí của Quỹ B’Lao tóm gọn như sau: một thiếu nhi, qua trường Mầm non được cải cách, có thể tiếp xúc, từ rất sớm, với những gì em yêu thích, và tương ứng với khả năng của em; cũng chính em đó, trong quá trình đào tạo những năm về sau, thông qua chương trình đào tạo nghề mở rộng (đến mọi hoạt động – nghề nghiệp tương lai tại các doanh nghiệp) mà Quỹ B’Lao muốn phát triển, sẽ có cơ hội tiếp xúc thực tiễn với những nghề nghiệp có nhu cầu trong tương lai. 

Trong hành trình đó, em đó sẽ có đủ thời gian cần thiết để cân nhắc kỹ lưỡng hoạt động mà em yêu thích nhất (vì niềm đam mê là tối cần thiết để thành công trong mọi lĩnh vực) và phù hợp nhất với tiềm năng của em. Em đó được chuẩn bị, như thế, để lấy quyết định đúng đắn nhất, vào thời điểm cần thiết, về nghề nghiệp của chính mình. 

Trong suốt hành trình đó, ngay trong quá trình truyền đạt kiến thức – kỹ năng – kỹ năng nghề nghiệp, em đó được truyền đạt những giá trị cốt lõi, giúp đem ý nghĩa sâu sắc đến công việc tương lai mà chính em đó lựa chọn. 

Quỹ B’Lao có niềm tin sau: con đường này sẽ chỉ có thể thành công qua sự dấn thân tự nguyện – có tổ chức – trên quy mô lớn của các doanh nghiệp, hoạt động như Đồng Tác giả của chương trình Đào tạo trọn đời, trong sự nối kết chặt chẽ, ở một mức độ chưa từng có, với các cơ quan công quyền. Những doanh nghiệp lớn nhất sẽ khởi động tiến trình này. 

Lý do: cải cách trên, trước tiên, triển khai những định chế phù hợp – về tài chính và xã hội – để thu hút bền vững những người giỏi nhất trong xã hội vào trách vụ Đào tạo trọn đời. 

Chỉ tập thể những doanh nghiệp mới có lực tài chính có khả năng bổ sung lực tài chính công quyền, để đạt được mục đích này. 

Cam kết dấn thân về xã hội của các doanh nghiệp sẽ mang lợi ích trở lại cho chính họ: góp phần, trong dài hạn, duy trì bình ổn những thành quả kinh tế của các doanh nghiệp đó, dựa vào chất lượng và sự hợp chuẩn của nguồn nhân lực và các giá trị của nguồn nhân lực đó. 

Bằng chứng sinh động của tương tác mật thiết này giữa TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – đặt trọng tâm vào các giá trị cốt lõi và bền vững – và THÀNH QUẢ KINH TẾ dài hạn: Tập đoàn B'lao, được thành lập từ con số không cách đây gần 30 năm bởi ông Trần Văn Phú, đến Pháp cách đây 42 năm, vào năm 20 tuổi, không một đồng trong túi, đã luôn thực hiện mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 20% trong suốt lịch sử của mình, và đã đạt được mức tăng trưởng 40% trong bán niên 1 năm 2017 này (so với bán niên 1 của năm 2016). 

15.000 thành viên hiện đang cùng làm việc và xây dựng Tập đoàn. 
Đây chính là CÚ SỐC LỢI THẾ CẠNH TRANH kết hợp với CÚ SỐC ĐÀO TẠO. 

Đường hướng ưu tiên: Quỹ B’Lao dấn thân vào chương trình Đào tạo trọn đời này, với ưu tiên đến những vùng xã hội và kinh tế khó khăn, tại địa phương trong đó các công ty của Quỹ hoạt động: những vùng gặp khó này cần nhiều nhất nỗ lực liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan công quyền cùng xây dựng lại hệ thống Đào tạo trọn đời. 

Như thế, Quỹ B’Lao dự kiến phát triển Trường Mầm non thứ hai vào khoảng năm 2018-2019 tại Saint Denis (Tỉnh số 93) – Pháp ; sáng kiến này khởi đầu dấn thân của B’Lao tại Pháp, tiếp theo với đào tạo nghề, bao gồm đào tạo tổng hợp – đại học và đào tạo nghề nghiệp, tiếp đến đào tạo thường trực, cả với người thất nghiệp tại Saint Denis. Lợi ích chung của các vùng miền và doanh nghiệp là ở đó. 

Sự dấn thân của các doanh nghiệp vào chương trình Đào tạo trọn đời, với ưu tiên cho những vùng miền gặp khó, nhằm tuần tự trao cho mỗi một người một cơ hội như nhau, từ tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành, bất kể nguồn gốc và tầng lớp xã hội của chính người đó. 
Dấn thân này của Quỹ B’Lao – Tập đoàn Financière B'Lao – thể hiện thực tiễn trách nhiệm xã hội dài hạn của Tập đoàn, ảnh hưởng ngay trên nguồn gốc của sự việc: củng cố - sắc bén và thực tiễn - nỗ lực tập thể trong chương trình đào tạo trọn đời – từ bên trong hệ thống đào tạo – khởi động từ ngay thời điểm then chốt của lứa tuổi nhỏ nhất. 

Trách nhiệm xã hội tích cực này thể hiện tư duy bất biến của người sáng lập tập đoàn: «Thông qua giáo dục, đóng góp trở lại cho xã hội»